Lau dọn bàn thờ gia tiên là một việc làm quan trọng và cần thiết để giữ gìn sự trang nghiêm và sạch sẽ của không gian thờ cúng.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nội thất phòng thờ là nơi linh thiêng, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn của con cháu đối với các thế hệ đi trước. Việc chăm sóc và giữ gìn bàn thờ gia tiên không chỉ là trách nhiệm mà còn là một hành động tôn vinh và duy trì truyền thống gia đình. Cùng với đó việc lau dọn bàn thờ luôn được các gia chủ chú trọng để đảm bảo tính trang nghiêm và lòng thành kính của gia đình. Tuy nhiên khi thực hiện đòi hỏi mọi người cần phải thật tỉ mỉ để tránh tác động xấu đến phong thủy bàn thờ.
Ý nghĩa của việc lau dọn bàn thờ gia tiên

Lau dọn bàn thờ gia tiên không chỉ là việc làm mang tính hình thức mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, văn hóa và truyền thống. Cụ thể như sau:
- Việc bao sái bàn thờ là cách con cháu bày tỏ lòng kính trọng đối với ông bà, tổ tiên. Đây là việc làm nhằm duy trì sự kết nối với các thế hệ trước, thể hiện sự biết ơn đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên.
- Bàn thờ là nơi linh thiêng, cần được giữ gìn sạch sẽ và trang nghiêm. Việc lau dọn bàn thờ thường xuyên giúp duy trì không gian thờ cúng luôn trong trạng thái tinh khiết, phù hợp với tính chất thiêng liêng của nơi này.
- Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ sạch sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, mang lại sự bình an và thịnh vượng cho gia đình. Một bàn thờ bẩn sẽ tạo ra năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và may mắn của các thành viên trong nhà.
- Việc dọn dẹp bàn thờ cũng giúp duy trì sự cân bằng âm dương, tạo ra môi trường sống hài hòa và ổn định.
- Mỗi lần bao sái bàn thờ, gia chủ thường thắp hương và khấn vái, cầu nguyện cho sự bình an, hạnh phúc và thịnh vượng của gia đình
Nội dung lau dọn bàn thờ đúng cách
Có thể thấy việc bao sái bàn thờ gia tiên đòi hỏi sự cẩn thận, chu đáo và tôn trọng, nhằm đảm bảo sự an yên và thịnh vượng cho gia đình. Dưới đây là các nội dung trong bao sái mà Phòng Thờ Hoàng Gia để mọi người phải nắm rõ khi thực hiện:
Chọn ngày và giờ đẹp để thực hiện

Thông thường, việc lau bàn thờ nên được thực hiện vào các ngày rằm, mùng 1 hoặc các ngày lễ tết. Tuy nhiên, nếu bàn thờ quá bẩn hoặc cần phải dọn dẹp thường xuyên, bạn có thể chọn các ngày lành trong tháng. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là vào buổi sáng, khi ánh sáng ban mai tràn đầy năng lượng tích cực.
Chuẩn bị đồ dùng để lau dọn bàn thờ
Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ đòi hỏi mọi người cần phải chuẩn bị các đồ dùng như sau:
- Khăn sạch: Nên dùng khăn sạch mới hoặc khăn riêng dành cho việc lau dọn bàn thờ.
- Nước sạch: Có thể dùng nước mưa, nước suối, hoặc nước đun sôi để nguội.
- Rượu trắng và gừng: Để tẩy uế bát hương và các vật phẩm thờ cúng.
- Đồ cúng mới: Hoa quả, hương mới, nước mới.
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Trước khi bắt đầu lau dọn, gia chủ nên xin phép tổ tiên và các vị thần linh tạm lánh khi con cháu bao sái để không phạm thượng. Lúc này người thực hiện cần phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, không mặc đồ ngắn, hở hang gây phản cảm. Sau đó dâng hoa quả lên, thắp một nén hương và đọc văn khấn lau dọn bàn thờ để xin phép. Khi hương cháy hết, mọi người mới được bắt tay vào thực hiện công việc .
Thực hiện các bước bao sái bàn thờ
Các bước tiến hành bao sái bàn thờ đúng cách sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Tháo Dỡ Đồ Thờ
Đầu tiên cần cẩn thận tháo các đồ thờ cúng như chén nước, lọ hoa, đĩa hoa quả, bát hương ra khỏi bàn thờ một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Sau đó đặt các vật phẩm này trên một chiếc bàn hoặc một tấm khăn sạch gần bàn thờ.
- Bước 2: Lau dọn Bàn Thờ
Sử dụng khăn sạch đã chuẩn bị sẵn để lau bụi và bẩn trên bàn thờ. Nếu bàn thờ làm từ gỗ, tránh dùng quá nhiều nước để không làm hỏng chất liệu gỗ. Tiếp theo pha nước tẩy uế bằng cách dùng nước trộn với rượu trắng và nước gừng để lau sạch bề mặt bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng. Điều này giúp tẩy uế và làm sạch không gian thờ cúng.
- Bước 3: Lau Chùi Bát Hương
Khi lau chùi bát hương, tránh xê dịch bát hương để không làm mất linh khí. Sử dụng khăn sạch nhúng nước tẩy uế để lau quanh bát hương. Nếu cần thiết, có thể thay tro bát hương. Khi thay tro, nên chọn ngày lành tháng tốt và thực hiện cẩn thận.
- Bước 4: Sắp Xếp Lại Đồ Thờ
Sau khi lau dọn xong, sắp xếp lại các vật phẩm thờ cúng như chén nước, lọ hoa, đĩa hoa quả lên bàn thờ một cách gọn gàng và ngăn nắp. Thay nước sạch vào các chén nước, đặt hoa quả và các đồ cúng mới lên bàn thờ.
Nội dung văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ

Sau khi hoàn tất việc lau dọn, gia chủ nên thắp ba nén hương và khấn báo với tổ tiên và các vị thần linh rằng việc lau dọn đã hoàn tất. Lúc này mọi người cần phải đọc một bàn khấn lau dọn bàn thờ khác để mời các Ngài tiếp tục chứng giám, phù hộ cho gia đình. Ngoài ra có thể khấn nguyện các điều tốt lành, cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn cho cả gia đình.
Những lưu ý khi thực hiện lau dọn bàn thờ

Bao sái bàn thờ gia tiên là một công việc thiêng liêng và cần được thực hiện với lòng thành kính, tôn trọng. Để đảm bảo công việc này được thực hiện đúng cách và giữ gìn sự trang nghiêm của bàn thờ, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm rõ.
Nếu muốn thay tro không được cầm cả bát hương để đổ tro đi mà cần phải tiến hành múc từng thìa tro sau khi rút hết chân nhang.
Tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để rửa bát hương.
Trong quá trình lau dọn bàn thờ rất kiêng kỵ việc làm đổ vỡ các đồ dùng.
Tránh thực hiện bao sái bàn thờ vào các ngày cấm kỵ như: 3 ngày đầu tháng (1, 2, 3) và 3 ngày giữa tháng (14, 15, 16) mỗi tháng.
Nếu lau dọn bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên, tuyệt đối không được bao sái bài vị của tổ tiên trước các vị Đức Phật.
Khăn sử dụng trong lau dọn phải là khăn sạch, mới,….
Lời kết
Trên đây là một vài hướng dẫn của Phòng Thờ Hoàng Gia khi lau dọn bàn thờ. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các gia đình thờ cúng tổ tiên đúng cách để cầu nguyện những điều tốt lành.